Đề án phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) đặt ra mục tiêu đến năm 2025,ịchcộngđồngtrênđấtHậquay lén sinh viên định hướng 2030, Hậu Giang sẽ trở thành điểm đến mới về DLCĐ trong khu vực ĐBSCL.
Du lịch cộng đồng trong tương lai
Đề án kỳ vọng khi nhắc về DLCĐ Hậu Giang, du khách sẽ nhớ đến những cộng đồng dân cư hào sảng, hồn hậu, hiếu khách và các trải nghiệm ẩm thực phong phú, đậm chất Nam bộ. DLCĐ vùng đất này sẽ kết nối các hoạt động tạo ra sản phẩm nông nghiệp và sự hòa hợp thiên nhiên, sông nước hữu tình.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hậu Giang, cho biết tỉnh phân cụm DLCĐ dựa trên các yếu tố thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý và tương đồng về tài nguyên, sản phẩm du lịch. Theo đó, DLCĐ Hậu Giang phân thành 4 cụm, bao gồm: cụm du lịch TP.Vị Thanh và H.Vị Thủy; cụm TX.Long Mỹ và H.Long Mỹ; cụm H.Phụng Hiệp và TP.Ngã Bảy; cụm H.Châu Thành và H.Châu Thành A. Trong tương lai, DLCĐ tại Hậu Giang sẽ hình thành nhiều sản phẩm đặc trưng.
Cụ thể, nhóm sản phẩm DLCĐ gắn với nông nghiệp được triển khai tại khu vực trồng khóm Cầu Đúc, chợ nông sản Vị Thanh (TP.Vị Thanh), homestay Mương Đình, trang trại nuôi dê Ngọc Đào, cơ sở nuôi ba ba (H.Châu Thành A), làng bè Hai Khanh và các hộ dân trồng mít, chanh không hạt, bưởi Năm Roi ở H.Châu Thành. Nhóm sản phẩm DLCĐ gắn với làng nghề trồng trầu (H.Vị Thủy), làng nghề đan cần xé (TP.Ngã Bảy), làng nghề bó chổi, vót đũa ở H.Phụng Hiệp.
Nhóm sản phẩm DLCĐ kết hợp tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện, Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Di tích lịch sử Chiến thắng Vàm Cái Sình (TP.Vị Thanh), Di tích lịch sử Chiến thắng Tầm Vu (H.Châu Thành A), Di tích lịch sử Trụ sở Ủy ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ (TP.Ngã Bảy), Di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (H.Phụng Hiệp).
Nhóm sản phẩm DLCĐ gắn với sinh thái, cảnh quan thiên nhiên mà điểm nhấn là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch Mùa Xuân (H.Phụng Hiệp), tàu du lịch trên kênh xáng Xà No (TP.Vị Thanh).
Nhóm sản phẩm DLCĐ gắn với ẩm thực, sản phẩm OCOP là những cơ sở trồng, chế biến mãng cầu xiêm (H.Long Mỹ), khu vực trồng quýt đường ở xã Long Trị (TX.Long Mỹ). Nhóm sản phẩm DLCĐ gắn với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn triển khai tại H.Châu Thành A, H.Châu Thành.
Những hỗ trợ du lịch cộng đồng
Đề án sẽ tập trung đầu tư, xây dựng, phát triển nhiều mô hình DLCĐ tại TP.Vị Thanh, TP.Ngã Bảy, H.Châu Thành A và tiếp tục hỗ trợ những điểm DLCĐ đã có. Đến năm 2030, tỉnh nhân rộng các điểm DLCĐ tại tất cả huyện, thị, thành trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đề án tiếp tục vận dụng những chính sách hiện có của Hậu Giang và các chương trình, chính sách T.Ư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ. Tỉnh sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn đối với doanh nghiệp, hộ dân làm DLCĐ; đồng thời hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý, giúp doanh nghiệp, hộ dân tham gia DLCĐ hoạt động một cách đầy đủ và hợp pháp.
Hậu Giang xây dựng các quy định, chính sách nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên địa phương và thúc đẩy sự phát triển bền vững của DLCĐ. Phát triển đường giao thông kết nối giữa các điểm đến DLCĐ và có chiến lược quảng bá DLCĐ; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực người dân địa phương, đảm bảo chất lượng dịch vụ để mọi người tham gia vào ngành du lịch một cách hiệu quả.
Tỉnh đầu tư hạ tầng du lịch, xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa; tăng cường quản lý môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những trải nghiệm du lịch độc đáo, sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách; nâng cao chất lượng dịch vụ của DLCĐ, đặc biệt là tinh thần, thái độ phục vụ của người Hậu Giang; tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động, đảm bảo các du khách được trải nghiệm tốt nhất.
"Hậu Giang hợp tác mạnh mẽ với các tỉnh thành vùng ĐBSCL và TP.HCM về DLCĐ; xây dựng sản phẩm DLCĐ mới dựa trên những nét văn hóa đặc trưng địa phương; chú trọng phát triển sản phẩm DLCĐ sinh thái, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch để phục vụ khách du lịch; tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ; đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực để phát triển nhân lực DLCĐ; đa dạng hóa các hình thức đào tạo DLCĐ; từng bước bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho lực lượng lao động trong ngành du lịch về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sử dụng mạng xã hội, ứng xử theo hướng chuẩn hóa; tập huấn, triển khai bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch…", ông Nguyễn Văn Hòa thông tin.